CNCTech đã làm việc với nhiều đối tác Nhật Bản từ những ngày đầu thành lập cho đến hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng, thấu hiểu và đồng điệu phương pháp làm việc của đối tác là điều cực kỳ quan trọng để duy trì mối quan hệ và thắt chặt hợp tác.
Vậy, CNCTech đã học hỏi và hoà hợp như thế nào với văn hoá làm việc của người Nhật?

Núi Phú Sĩ, Nhật Bản (nguồn: internet)
1. Tôn trọng đối tác
Với mọi đối tác, chúng tôi luôn dành sự tôn trọng chân thành trên quan điểm hợp tác cùng phát triển. Mọi yêu cầu hay thắc mắc của khách hàng đều được chúng tôi xem xét kỹ lưỡng và phản hồi một cách tích cực và đóng góp. Chúng tôi cố gắng không để khách hàng nghĩ rằng “mình bị kém ưu tiên hơn”. Mọi khách hàng đến với chúng tôi đều là nhân duyên, và chúng tôi “chắt chiu”mọi nhân duyên đó.
2. Tinh thần học hỏi
Một đức tích quý báu của người Nhật mà CNCTech đã học hỏi và áp dụng là tinh thần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Thay vì tự cao tự đại hay bảo thủ quan điểm, người Nhật luôn luôn lắng nghe góp ý và phân tích tính phù hợp, chắt lọc những ý kiến tốt, và những kinh nghiệm quý báu của những người đi trước. Đặc biệt là kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất cũng như đối nhân xử thế của người Nhật là điều mà toàn thể cán bộ nhân viên CNCTech trân trọng.

3. Không nói “không” dù không thích
Mọi người thường sẽ từ chối những việc mà mình không thích. Tuy nhiên, điều này rất dễ làm cho người khác tổn thương. Người Nhật luôn muốn hạn chế sự hiềm khích nên thường nói giảm, nói tránh để diễn đạt ý của mình sao cho nhẹ nhàng nhất. Cách từ chối này thể hiện sự tôn trọng và không làm người khác cảm thấy khó chịu khi nghe. Nhìn theo một góc khác thì đó là một nét đẹp trong việc đặt mình vào suy nghĩ của người khác, đồng cảm và quan tâm đến cảm nhận của người khác, từ đó sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt dựa trên sự thấu hiểu.
Với công việc Sếp giao mà mình không thích thì sao? Với trải nghiệm thực tế của riêng cá nhân tôi, có những việc tôi không thích chỉ vì tôi chưa tin tưởng. Có lần, Sếp giao cho đội của chúng tôi chăm sóc một khách hàng tiềm năng. Trong suốt 8 tháng liền, khách hàng chỉ phản hồi chúng tôi một cách rất chậm chạp, yêu cầu cung cấp nhiều tài liệu để đánh giá, tuy nhiên không cho thấy một tín hiệu khả quan nào. Tất cả các thành viên trong đội đều cảm thấy rất nản lòng và vô vọng. Sếp yêu cầu chúng tôi phải kiên trì với niềm tin là kể cả khách hàng khó đến mấy cũng sẽ chinh phục thành công. Quả thực, lúc đó chúng tôi tiếp tục xử lý hồ sơ với khách hàng trong trạng thái miễn cưỡng. Thế nhưng, vào tháng thứ 9, khách đã đặt hàng, và hơn nữa đơn hàng cứ ngày càng nhiều hơn. Khi đó, chúng tôi mới cảm nhận được bài học về sự kiên trì và bám đích. Với trải nghiệm đó, tôi càng hiểu hơn khẩu ngữ của CNCTech “Không gì là không thể”, và chúng tôi luôn cố gắng hết khả năng để biến những điều không thích trở thành niềm đam mê và biến nó thành công.

Trao đổi công việc với khách hàng
4. Sẵn sàng nói lời xin lỗi
Mọi người đôi khi sẽ cảm thấy rất ngại khi phải xin lỗi ai đó. Tuy nhiên, đối với văn hóa của người Nhật thì họ sẵn sàng nói lời xin lỗi về những lỗi lầm mà mình gây ra. Chúng tôi đã học và áp dụng văn hóa xin lỗi (hơn thế nữa là Cảm ơn) vào công việc như một thói quen. Khó để nói rằng Tôi không bao giờ sai, nhưng điều quan trọng là khi biết sai chúng tôi sẽ nhìn vào sự thật và sẵn sàng xin lỗi, do đó vẫn luôn được khách hàng tin tưởng và tạo điều kiện để sửa lỗi.
Chúng tôi còn cảm nhận được nhiều nét văn hoá đẹp khác của người Nhật như sự chu đáo và tỉ mỉ. Có lẽ mưa dầm thấm lâu, khi làm việc cùng nhau trong thời gian dài thì tự nhiên sẽ có những ảnh hưởng nhất định nên sẽ khó bóc tách rõ ràng được. Vậy còn bạn thì sao?