Ngành gia công CNC đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hiện đại, mang lại sự chính xác, độ tin cậy và tăng năng suất cho các công ty trong nhiều lĩnh vực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ngành gia công CNC ở Việt Nam, những lợi thế và hạn chế của ngành, và một số hướng dẫn giúp làm việc hiệu quả hơn với các công ty gia công CNC ở Việt Nam.

Tổng quan về ngành gia công ở Việt Nam

Gia công cơ khí nói chung và cắt gọt nói riêng là một trong những ngành sản xuất có số lượng công ty nhiều nhất ở Việt Nam. Việc sử dụng máy công cụ hiện đại với chương trình CNC đã thu hút sự quan tâm của nhiều công ty trong và ngoài nước. Với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về các chi tiết gia công ngày càng gia tăng và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Xu hướng các công ty nước ngoài tìm đến Việt Nam để mở rộng sản xuất, đặc biệt là khối Đông Á như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Kéo theo mặt bằng chung của nền công nghiệp phụ trợ địa phương phát triển. Mặc dù không có dữ liệu công khai, nhưng có thể thấy rằng trong số các công ty gia công đã vào Việt Nam, tỷ lệ các công ty Nhật Bản cao hơn nhiều so với vác công ty từ các quốc gia khác.

Trong ngành gia công CNC tại Việt Nam, các công ty Việt Nam và Nhật Bản là những nhà cung cấp chính. Các sản phẩm gia công chủ yếu bao gồm bộ phận thiết bị văn phòng, khuôn mẫu, đồ gá, phụ tùng cho các máy móc công nghiệp, điện tử tiêu dùng. Khoảng 30% các công ty địa phương xuất khẩu các bộ phận máy móc, và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính.

JETRO(Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản) đã đưa ra danh sách một số doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam miền Bắc và miền Trung: Công ty TNHH MTV Cơ điện và vật liệu nổ 31, Công ty cổ phần cơ khí và dịch vụ thương mại An Bình, Công ty cổ phần cơ khí tháng tám, Công ty cổ phần CNC Holdings Việt Nam, Công ty cổ phần IM Việt Nam, v.v.

Lợi thế cạnh tranh

Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Đơn giá gia công theo giờ ở Việt Nam dao động từ 10-20 USD chỉ bằng 1/3 mức giá 70-80 USD ở Nhật và Mỹ. Điều này cho phép họ tận dụng được lợi thế về giá cả, giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Các công ty gia công CNC ở Việt Nam có khả năng linh hoạt trong việc tùy chỉnh quy trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Đối với các dự án gia công nhỏ và đòi hỏi thời gian nhanh có thể được xử lý một cách hiệu quả tại Việt Nam.

Hạn chế 

Các công ty gia công CNC ở Việt Nam còn gặp một số khó khăn:

  • Hiện tại Việt Nam tham gia vào lĩnh vực gia công cơ khí chính xác cũng chỉ được một thời gian ngắn nên về kinh nghiệm của nguồn lao động chưa có nhiều, các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất cũng chưa được tích luỹ. Hơn 90% các doanh nghiệp của Việt Nam làm trong lĩnh vực cơ khí đều nhập khẩu máy móc cũ từ Nhật và các nước khác. Vấn đ này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gia công đảm bảo hàng chính xác.
  • Về vấn đề nhân lực, tình hình chung ở Việt Nam đang gặp khó khăn vì nguồn lao động trong lĩnh vực này thiếu hụt đào tạo chuyên môn, dựa chủ yếu vào truyền thống truyền đạt kinh nghiệm từ người này sang người khác. Do đó, kiến thức sâu về chuyên môn, bao gồm cả công nghệ CNC, cũng đang gặp vấn đề tương tự.

Đây là băn khoăn của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khi tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam. Một công ty đã thẳng thắn: “Tôi rất sợ khi các công ty Việt Nam nói ‘chúng tôi làm được’ và tôi luôn phải theo dõi tiến độ sản xuất cả ngày lẫn đêm. Nếu không kiểm soát tốt, chúng tôi có thể gặp rủi ro trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.”

Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng chia sẻ về các vấn đề kỹ thuật và chất lượng. Họ cho rằng các công ty Việt Nam chưa thể đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cao và chất lượng ổn định. Một doanh nhân Nhật Bản nói: “Nếu chúng ta muốn gia công các bộ phận phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao và yêu cầu công nghệ tiên tiến, thì tại thời điểm này, chúng ta vẫn phải tin tưởng vào công nghệ và nhà cung cấp của Nhật Bản.”

Triển vọng ngành

Về triển vọng tương lai, ngành cắt gọt tiếp tục có những dấu hiệu tốt, trong đó các doanh nghiệp trong nước sẽ từng bước phát triển, thay thế các sản phẩm gia công đơn giản từ mỗi quốc gia và thâm nhập sâu hơn. Quan điểm của mỗi công ty là sẽ đi theo hướng của sự phát triển. Để đạt được điều này, các công ty Việt Nam sẽ cần đổi mới không chỉ về cơ sở vật chất, hạ tầng mà còn cả tư duy, khả năng lập kế hoạch và quản lý quy hoạch vốn được cho là thiếu và yếu nhất.

Thực chất hiện nay, một số doanh nghiệp Việt nam đã bỏ qua tư tưởng nhập máy móc cũ mà mua hẳn máy móc thiết bị mới nên vấn đề sản xuất hàng khó không thành vấn đề nữa. Thậm chí họ còn làm được các chi tiết có độ khó cao ngay cả công ty Nhật cũng làm khó khăn. Các công ty này đang tập chung vào phân khúc hàng có độ chính xác cao và đòi hỏi độ khó nhiều để giảm sự cạnh tranh.

Ngoài việc đầu tư máy móc mới, một số công ty còn đang hướng đến đào tạo và giữ nhân lực có kinh nghiệm để đảm bảo sản xuất nhằm đáp ứng được các hàng khó của khách hàng.

Một giám đốc kỹ thuật lâu năm ở công ty C chia sẻ “Nếu về trình độ làm thì thực chất của mình không thua gì các công ty Nhật đâu, vấn đề chính của mình là vấn đề kiểm soát, nếu làm tốt thì mình có thể canh tranh ngang hàng với họ.”

(Nguồn: NC Network Việt Nam, CNCTech)